Vi sinh cá biển là gì? hệ vi sinh quan trọng khủng khiếp thế nào đối với bể san hô cá biển

Vi sinh cá biển là gì? hệ vi sinh quan trọng thế nào đối với bể san hô cá biển, không có vi sinh hoặc vi sinh kém thì có nuôi được cá và san hô không?

Nhiều người chơi cá biển mặc dù đầu tư chau chuốt về hệ thống, thiết bị xịn, ánh sáng xịn, thức ăn xịn nhưng lại không quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức về hệ vi sinh trong hệ thống bể nước mặn dẫn đến việc khuẩn hại “lên ngôi” san hô có thể “hẹo” lai rai.

Thì trong bài viết này hãy cùng Soha marine làm sáng tỏ tầm quan trọng của hệ vi sinh trong bể san hô cá biển như nào nhé:

Mình đã ấp ủ dự định viết bài này từ rất lâu rồi, nay mới có thời gian viết cặn kẽ để mọi người có thể phần nào hiểu được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của hệ vi sinh vật. Có thể nói, nếu hệ vi sinh vật trong bể kém phát triển hoặc thiếu tính cân bằng, bạn sẽ không thể chơi được san hô cá biển.

Với hầu hết những người đã từng chơi thủy sinh thì ít nhiều cũng đã có những khái niệm nhất định về tầm quan trọng của hệ vi sinh vật trong bể. Tuy nhiên, đối với hệ vi sinh trong bể san hô và nước biển, nó còn quan trọng khủng khiếp hơn rất nhiều. Hệ vi sinh trong bể nước mặn là nhóm các vi khuẩn halophilic (vi khuẩn hoạt động HIỆU QUẢ trong môi trường nước mặn). Trong nhóm này lại chia ra làm nhiều nhóm nhỏ hoạt động với các chức năng riêng biệt.

Nhóm vi khuẩn nitrat hóa (vi sinh nitrat hóa):

  • Đây là nhóm cơ bản nhất và cũng được nhiều người biết đến thông qua chu trình Cycle nổi tiếng, nhóm này được gọi chung là khuẩn nitrat hóa. Nhóm này có nhiệm vụ phân hủy các chất hữu cơ thừa trong bể và chuyển hóa chúng thành Amonia, NO2, NO3.
  • Nhóm vi khuẩn này là thành phần chính xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm vi sinh thương mại dưới dạng bào tử hoặc dạng bất hoạt (dung dịch trong suốt không màu không mùi) và xuất hiện như thành phần cơ bản trong các sản phẩm dưới dạng dung môi chứa vi sinh sống (thường có màu nâu do chứa môi trường tăng sinh chọn lọc nuôi dưỡng vi khuẩn).
  • Nhóm này khá quan trọng nhưng như đã nói, đây chỉ là nhóm cơ bản có chức năng xử lý nước.
Chức năng chính và duy nhất của khuẩn nitrat hóa
  • Nhóm này thì không có kiến thức gì đáng lưu ý để nói, đây là nhóm hết sức cơ bản tham gia vào chu trình cycle ban đầu của bể. Tuy nhiên mình có một lời khuyên đối với các bạn mới chơi hoặc bể đang gặp vấn đề trong việc xử lý dinh dưỡng thừa trong bể thì nên tham khảo các dạng sản phẩm vi sinh sống chuyên dụng cho nước mặn. Ưu điểm của vi sinh sống là bạn không cần chờ đợi kích hoạt bào tử như các dạng sản phẩm vi sinh truyền thống và khả năng cạnh tranh trong việc xử lý dinh dưỡng cũng rất mạnh mẽ.

Nhóm vi khuẩn cộng sinh (vi sinh cộng sinh):

Các bạn thường hay gặp trường hợp bể có thiết bị tốt, có độ ổn định NP (NO3, PO4) tương đối, chủ chăm bể kỹ hơn chăm con nhưng san hô SPS hay thậm chí LPS vẫn dặt dẹo, lớn chậm, không lên được màu hay thậm chí là đôi ba tuần lại tạch thì đây chính là căn bệnh phổ biến nhất do thiếu nhóm vi khuẩn cộng sinh trên thân san hô đấy.

Đầu tiên chúng ta cần làm rõ các loại san hô về mặt sinh học chính là sinh vật chủ chứa nhiều nhóm vi sinh vật cộng sinh.

Trong nhóm này quan trọng nhất là chi vi khuẩn Endozoicomonas, các nghiên cứu về bộ gen của chúng phát hiện ra rằng bộ gen của nó được làm giàu với các gen liên quan đến hoạt động vận chuyển đường carbon, cũng như hoạt động bài tiết tế bào và chuyển vị, cho thấy rằng những sinh vật này có vai trò tiềm năng trong việc tái chế carbohydrate và cung cấp protein cho cơ thể vật chủ. Mặc dù không có bộ gen Endozoicomonas nào có gen cố định nito trực tiếp, nhưng chúng có các dạng nitrat reductase, góp phần chuyển đổi nitrat thành nitrit và nitrit thành amoniac, sau đó được cung cấp cho vật chủ. Endozoicomonas chứa trong bộ gen riêng của chúng để đồng hóa amoniac thông qua quá trình tổng hợp glutamine và glutamate. Chúng cũng có khả năng tổng hợp các amino acid khác như alanine, aspartate, cysteine, glycine, homocysteine, homoserine, leucine, lysine, methionine, serine và threonine và cung cấp trực tiếp cho vật chủ san hô.

Hoạt động tương tác giữa Endozoicomonas và vật chủ san hô

Sự hiện diện của Endozoicomonas trong hệ sinh thái biển có liên quan đến sức khỏe tổng thể của san hô, đóng vai trò là dấu hiệu đánh dấu sức khỏe chung của san hô và các sinh vật sống trong các rạn san hô, cũng như làm giảm sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh có thể cố gắng tấn công lây nhiễm san hô.

Vi sinh Soha Probio (chứa chủng Endozoicomonas) đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện hiệu suất xử lý dinh dưỡng thừa và cải thiện sức khỏe và màu sắc của san hô

Giải thích thêm một chút về cơ chế hấp thụ dinh dưỡng đối với san hô để các bạn có thể thấy tại sao cái nhóm cộng sinh này lại quan trọng khủng khiếp đến thế. Không phải cứ cung cấp các chất dinh dưỡng bổ sung, sắm đèn xịn là cứ thế chúng nó hấp thu chất và lên màu được đâu. San hô cũng như tất cả các dạng tế bào sống trên trái đất để phát triển đều cần lấy từ môi trường xung quanh các chất cơ bản nhất là Carbo hydrate, ni tơ, phốt phát (ngoài ra còn một số chất đa, vi lượng khác nhưng trong bài này sẽ ko đề cập đến để tránh lan man), tuy nhiên để lấy được những chất này, san hô bắt buộc phải có hệ vi khuẩn cộng sinh, tảo cộng sinh làm nhiệm vụ này. Ngoài ra trong tự nhiên, một vài loài san hô có khả năng bắt các sinh vật phù du như nguồn bổ sung dinh dưỡng nhưng trong bể thì hoạt động này gần như không có hoặc diễn ra rất ít do hệ thống lọc, skimmer đã loại bỏ hết các sinh vật này.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hệ vi sinh vật trong bể san hô cá biển và từ đó có thể dễ dàng đạt được các mốc chinh phục mới trong thế giới san hô đầy màu sắc này nhé.

Happy Reefing

Tin Liên Quan