Chơi san hô cá biển bắt đầu từ đâu?

Nếu bạn đang phân vân chưa biết bắt đầu từ đâu để thiết lập một bể san hô cá biển thì xin chúc mừng, bạn đang ở đúng nơi rồi đó. Soha sẽ hướng dẫn bạn từng bước để bắt đầu và làm thế nào để duy trì sự phát triển cho bể tối ưu nhất.

Nhìn chung, chúng ta có thể chia bể san hô cá biển thành vài cấu phần chính.

  • BỂ:

Đầu tiên là kích thước bể, kích thước sẽ phụ thuộc vào mấy yếu tố chính, ví dụ như bạn dự định sẽ nuôi cá hay san hô gì, đủ không gian để trưng bày bể hay không, kinh phí đầu tư của bạn đến đâu v.v…

Bể san hô cá biển thường chia làm 2 loại, bể lọc vách tích hợp dạng All in One hoặc bể lọc dưới. Mỗi loại đều có ưu nhược riêng và đáp ứng các yêu cầu khác nhau của mỗi người.

Đối với bể lọc vách, ưu điểm của dạng bể này là chi phí đầu tư dễ tiếp cận người chơi, hệ thống lọc tích hợp sẵn trong bể tiện lợi, kích thước bể thường không lớn nên vị trí trưng bày bể cũng không phải là vấn đề. Tuy nhiên, nhược điểm của bể dạng này là do tiết kiệm diện tích dành cho hệ thống lọc nên khả năng tùy biến của hệ thống lọc kém. Việc giữ chất lượng nước ổn định với thể tích nước nhỏ cũng là một thách thức khá là khó khăn với đa số người chơi, kể cả những người chơi kỳ cựu. Tuy nhiên đây vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu bạn là người mới.

Chi phí đầu tư và không gian trưng bày bể có lẽ là 2 nhược điểm duy nhất của dạng bể lọc dưới. Ưu điểm thì quá nhiều, từ khả năng tùy biến cũng như chất lượng của hệ thống lọc quá khủng khiếp cho tới những tinh chỉnh, thay đổi về thiết bị hoạt động trong bể. Và chắc chắn có 1 luật không cần bàn cãi, bể có thể tích nước càng lớn thì tính ổn định của bể càng cao, càng dễ chơi. Vì thế, nếu không gian và chi phí không phải là vấn đề đối với bạn thì ngay cả những người mới chơi, tôi cũng khuyên các bạn nên tối đa kích thước bể phù hợp với điều kiện của các bạn.

Bể san hô lọc dưới thi công bởi soha
  • ĐÈN

Loại đèn bạn chọn sẽ phụ thuộc vào việc bạn định nuôi loại san hô nào. Ví dụ nếu bạn thích một bể macro algae với vài con cá thì chỉ cần 1 chiếc đèn trắng gia dụng, nhưng nếu bạn thích bể mix đa dạng giữa các loại san hô lps và sps thì chắc chắn bạn sẽ cần 1 chiếc đèn chuyên dụng hơn. Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc đến khả năng nâng cấp trong tương lai bởi việc đầu tư ban đầu có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm được hơn so với việc thanh lý thiết bị cũ và nâng cấp.

Đèn A8 pro phân phối chính hãng bởi Soha
  • SKIMMER

Đây chắc chắn là thiết bị quan trọng bậc nhất của hệ thống lọc, máy skimmer giúp chúng ta loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong bể mà gần như không có phương pháp nào khác đạt được hiệu quả tương đương. Đầu tư một chiếc skimmer tốt cũng giúp bạn tăng lượng sinh vật nuôi trong bể, điều mà đa số chúng ta khó mà cưỡng được.

Skimmer chắc chắn luôn là lựa chọn cần ưu tiên
  • MÁY TẠO SÓNG:

Tùy theo lượng và loại sinh vật trong bể, kích thước bể mà chúng ta có lựa chọn thích hợp. Chắc chắn là bể có tạo sóng thì sinh vật sẽ khỏe hơn do luồng nước rối trong bể giúp đưa lượng oxy và các chất dinh dưỡng đi tới mọi ngóc ngách bể cũng như khiến chất thải không thể lắng đọng lại trong bể.

Máy tạo sóng Jebao được phân phối chính hãng bởi Soha với chế độ bảo hành 1 đổi 1 duy nhất tại Việt Nam
  • CÁT NỀN VÀ ĐÁ SỐNG:

Cát nền, bạn có thể lựa chọn hoặc không. Còn đối với bản thân tôi, cát luôn được ưu tiên bởi nó đem lại vẻ tự nhiên, tạo chỗ trú ngụ cho các loại vi sinh vật nhỏ bé, cũng như đóng vai trò là bộ đệm ổn định pH cho bể. Nhược điểm duy nhất tôi nhận thấy khi chơi cát là thời gian đầu khi hệ vi sinh vật của bể chưa phát triển thì nó thực sự nhìn không đẹp mắt cho lắm.

Đá thì chia làm 2 loại chính thường được gọi là đá sống và đá chết.
Yep, gọi là đá sống ko phải bởi nó sống mà bởi nó chứa cộng đồng phong phú gồm các vi sinh vật và các động vật giáp xác tí hon. Đá sống cũng cần được xử lý đúng quy trình để loại bỏ các sinh vật có hại và làm giàu số lượng sinh khối các vi sinh vật có lợi trước khi cho vào bể. Tại SOHA, đá sống của chúng tôi luôn tuân thủ đúng quy trình xử lý nhằm tối đa hóa lợi ích cho bể. Đá chết, nghĩa là đá đã qua xử lý làm sạch và phơi khô nhưng chưa qua giai đoạn nuôi cấy dưỡng lợi khuẩn halophilic. Nhược điểm của loại đá này là thời gian khởi tạo hệ vi sinh vật halophilic khá lâu và dễ bị khuẩn hại xâm nhập nếu quy trình cycle của bạn chưa vững.

  • MUỐI VÀ THIẾT BỊ ĐO ĐỘ MẶN:

Về cơ bản, muối chuyên dụng dành cho bể san hô là các loại muối có hàm lượng đa vi lượng đã được điều chỉnh để tạo môi trường phát triển tối ưu cho các loại sinh vật biển. Các bạn chọn hãng nào cũng được, chỉ cần cân nhắc đến vấn đề ngắt quãng nguồn cung cấp vì thực tế có một số hãng muối trên thị trường đôi lúc rơi vào tình trạng hết hàng khiến bạn phải đổi loại muối khác, điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh vật trong bể. 

Thiết bị đo độ mặn trong bể cũng là 1 thiết bị quan trọng cần phải có, bạn không thể cứ pha muối theo định lượng kiểu “các cụ bảo thế là đủ”. Điều đó dẫn tới biến động tỉ lệ các chất trong bể ảnh hưởng không tốt tới các sinh vật sống. Tiện dụng nhất trong mớ thiết bị này là khúc xạ kế dạng ống nhòm, dễ dùng, giá thành dễ chịu. Ngoài ra còn có tỉ trọng kế cũng khá chính xác nhưng cách sử dụng hơi lích kích và dễ bị ảnh hưởng sai lệch bởi nhiệt độ nước.

Muối biển Blue Treasure có thành phần vi lượng lý tưởng cho sự phát triển của sinh vật
  • HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NHIỆT TỰ ĐỘNG:

Có 2 loại chính là hệ thống sử dụng titanium hoặc máy chiller (làm mát)/sưởi(làm nóng)

Nói trước về hệ thống mát sử dụng máy chiller kết hợp sưởi đi. Combo này phù hợp với bác nào chịu được tiếng ồn, chịu được hơi nóng phả ra nhà và có không gian đặt thiết bị. Ưu điểm thì cũng chỉ là bình ổn nhiệt độ trong bể thôi ko có gì đáng nói. Chi phí đầu tư thì cũng same same với một bộ titan hoàn chỉnh, chiller nhỏ thì rẻ hơn đc tí nhưng cũng chẳng đáng kể so với chi phí nâng cấp sau này.

Thế hệ thống sử dụng ruột titanium thì sao? Kiểm soát 24/7, hoạt động yên tĩnh, đông cũng như hè, thích kiểm soát nhiệt trong bể mức nào thì đứng chết ở mức đó luôn. Với cá nhân tôi thì đây thật sự là thiết bị đầu tư bắt buộc phải có nếu muốn bước chân vào thế giới san hô đầy màu sắc ma mị.

  • BỘ TEST CÁC CHẤT CƠ BẢN:

Chắc chắn rồi, bạn không thể chơi theo kiểu thắp hương để rồi sinh vật trong bể cứ được dăm bữa nửa tháng lại thay như cắm hoa được. Trò chơi mà, nó cũng có những mốc để các bạn chinh phục thì mới thú vị chứ phải không nào.

Cơ bản chúng ta sẽ cẩn bộ đo 3 chất nền tảng Canxi, kH, Mg và NH3/NH4, NO2, NO3, PO4 trong suốt quá trình chơi. Ngoài ra, nếu có nhu cầu chuyên sâu hoặc ví dụ sau này các bạn muốn đẩy màu sắc san Ngoài ra, nếu tài chính không phải là vấn đề thì các bạn nên tìm hiểu các thiết bị cao cấp, tự động đo và kiểm soát chất trong bể. 

Máy Kamoer SPA tự động kiểm soát các chất Canxi, kH, Mg và theo dõi NO3, PO4
  • THỨC ĂN CHO CÁ VÀ CÁC CHẤT BỔ SUNG CHO SAN HÔ:

Bữa nào mình sẽ làm 1 bài nói chi tiết hơn về nội dung này nhưng nhìn chung sinh vật thì cần ăn, san hô thì cần thêm các chất như Canxi và Kiềm để hình thành khung xương trong quá trình phát triển nên về cơ bản các bạn sẽ cần vài thứ này trong suốt quá trình chơi.

Soha hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn mới chơi hoặc đang tìm hiểu sẽ có cái nhìn tổng quan rõ nét hơn về thế giới san hô cá biển đầy màu sắc và giúp các bạn có thể đưa ra các lựa chọn chính xác hơn. Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ điều gì, hãy comment hoặc liên hệ hotline, chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón và giải đáp thắc mắc của các bạn.

 

Tin Liên Quan