Với những người chơi cá cảnh biển, ngoài duy trì môi trường sống trong sạch cho cá thì cách cho cá ăn cũng là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Trong thế giới hoang dã, tìm kiếm thức ăn là một trong 3 việc chính mà cá biển thực hiện 2 việc khác là sinh sản và tìm cách sinh tồn hoặc để những con cá lớn hơn ăn thịt). Bạn có thể tranh luận rằng bị khai thác cũng giống như việc bị ăn thịt vậy.
Nếu bạn quan sát cá nước mặn một lúc, đặc biệt trong thế giới tự nhiên, bạn sẽ để ý thấy rằng các loài ăn cỏ liên tục tìm kiếm thức ăn hoặc “ăn dạo” như một số người vẫn nói. Trong khi đó những con động vật ăn thịt thì thích lượn lờ và kiếm những bữa ăn đơn giản. Các loài ăn cỏ như các loài Tangs có bộ lòng dài hơn các loài ăn thịt. Đó là do chúng mất nhiều thời gian để tiêu hóa tảo và chắt lọc protein để nuôi sống chúng hơn. Các loài ăn thịt có bộ lòng ngắn hơn bởi nó không phải mất nhiều thời gian khi hấp thụ protein từ những thớ thịt tươi sống của các con mồi như ốc sên, cá, tôm,…
Với các loài ăn cỏ, lý tưởng nhất là có một nguồn thức ăn luôn sẵn có cho chúng. Tảo mọc trong bể sẽ cung cấp một lượng nhất định nhưng trừ khi bạn có thật nhiều, bạn sẽ cần phải bổ sung thức ăn cho chúng. Các loại thức ăn được chuẩn bị như nhiều loại thức ăn vụn, là thức ăn tập trung dinh dưỡng và tùy từng loại mà có thể cung cấp cho cá mọi thứ chúng cần. Cho cá ăn ít một trong một lần hoặc hơn mỗi ngày thì gần với cái cách thức mà chúng ăn trong tự nhiên hơn là cho ăn từng đợt cứ sau 2 hoặc 3 ngày.
Hầu hết các loại cá (thậm chí cá mập) sẽ chỉ ăn những gì chúng cần để tồn tại. Nếu bạn nhìn ngắm những con cá của mình khi cho chúng ăn, bạn sẽ thấy rằng chúng sẽ ăn uống năng nổ trong khoảng 2 phút rồi sau đó sẽ làm ngơ với chỗ thức ăn còn lại nhiều giờ liền. Thức ăn thừa sẽ biến thành rác thải và lắng xuống đáy, tạo ra nhiều nitơrat hơn.
Nếu bạn chỉ cho cá ăn một lần cứ sau 2 hoặc 3 ngày, đó không phải là cách mà hầu hết các loại cá vẫn ăn trong thế giới tự nhiên, giống như những gì mà chúng ta đang cố gắng bắt chước. Theo kinh nghiệm của tôi, cho ăn hai lần một ngày và chỉ vừa một lượng để chúng ngốn hết trong vòng 2 phút là tốt nhất.
Các loài ăn thịt thì ngược hẳn lại. Những con cá chình là một ví dụ tuyệt vời. Chúng có thể bơi lội nhiều ngày mà không cần ăn uống gì rồi sau đó đột ngột ăn ngấu nghiến trong vòng vài phút. Kinh nghiệm của tôi là nếu bạn có một tập hợp các loài ăn cỏ, ăn thịt và ăn tạp trong bể, chúng sẽ tìm được thức ăn và ăn đủ nếu bạn cho ăn nhẹ hai lần một ngày.
Vậy thức ăn cho cá biển gồm những gì?
Đây cũng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự sinh tồn của các loài cá nước mặn.
Có rất nhiều loại thức ăn thích hợp với cá nước mặn. Tuy nhiên có 3 loại thức ăn sau được ưa chuộng.
- A.Thức ăn biển: Đa số các loài cá nước mặn đều thích ăn rong, tảo và các loài giun biển. Tuy nhiên đây là những thức ăn khó kiếm trong tự nhiên nếu như bạn không phải là dân miền biển. Tuy nhiên, ta có thể nuôi rong tảo bằng phương pháp đơn giản sau: Để một bể nước mặn khoảng 100 lít ra ngoài ánh sáng mặt trời, bên trong để 2 hòn đá. Không lâu sau, rêu, tảo sẽ mọc đầy trong bể. Lúc đó, ta lấy thả vào bể nuôi cho cá ăn dần.
- B.Thức ăn nước ngọt: Do khó kiếm thức săn biển và việc nuôi tảo cũng tương đối lỉnh kỉnh, người nuôi cũng tìm mọi cách để thay đổi thức ăn cho cá và chúng cũng tỏ ra thích nghi khá nhanh đối với các loại thức ăn. Ta có thể cho chúng ăn giun, bọ gậy, tôm nõn và cả những con cá con đối với những loài ăn thịt. Tuy nhiên để đạt được điưêù này cũng cần phải có một thời gian tập luyện để chúng thích nghi với những loại thức ăn mới.
- C.Thức ăn dạng hạt: Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều thức ăn dạng hạt. Những thức ăn này có đầy đủ dinh dưỡng với các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cá nước mặn. Các loại thức ăn được cá ưa thích là SERA và A200 hiện có bàn rộng rãi trên thị trường.
Mỗi cá thể đều có nhu cầu riêng, đòi hỏi người chơi cá cảnh phải thật tinh tế trong việc duy trì đời sống cho các loài sinh vật biển.